TBKTSG Online) - Khi Hiệp định về thương mại giữa Việt Nam và EU có hiệu lực đầy đủ, tất cả các lô gỗ xuất khẩu đi EU phải có chứng chỉ FLEGT, nếu không sẽ không được cơ quan chức năng của EU thông quan.

Ngày 11-5 vừa qua, Việt Nam và EU đã ký tắt văn bản hiệp định đối tác tự nguyện và thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Văn Hà, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán kỹ thuật Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU cho hay, theo Hiệp định VPA/FLEGT, gỗ hợp pháp không chỉ là gỗ có nguồn gốc hợp pháp, mà còn bao gồm việc chủ thể thực hiện khai thác, vận chuyển, chế biến, thương mại gỗ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường, nghĩa vụ thuế…
Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ sang EU phải có trách nhiệm giải trình về tính hợp pháp của gỗ, nhưng khi Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực, theo ông Hà, dù doanh nghiệp châu Âu đồng ý mua sản phẩm gỗ của Việt Nam mà không cần giấy phép FLEGT thì cơ quan thẩm quyền của EU cũng sẽ không cho phép lô gỗ hoặc sản phẩm gỗ đó vào EU.
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đi các thị trường khác ngoài EU hoặc tiêu thụ nội địa thì không cần phải xin cấp phép FLEGT, tuy nhiên, cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS). Điều này nhằm đảm bảo gỗ và các sản phẩm gỗ đều có nguồn gốc hợp pháp, kể cả gỗ nhập khẩu.
Trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp khai thác, chế biến, vận chuyển và thương mại gỗ chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ, như luật đất đai, môi trường, quản lý thuế, lao động, bảo vệ và phát triển rừng...
Theo ông Hà, khi chưa có hiệp định nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật liên quan đến ngành luật nào thì bị xử lý theo quy định của ngành luật đó. Tuy nhiên sau khi hiệp định này có hiệu lực, nếu không tuân thủ đầy đủ các quy định thì ngoài việc bị xử phạt, doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro khác là lô gỗ hoặc sản phẩm gỗ đó không đảm bảo tính hợp pháp, tức không tuân thủ VNTLAS.
“Khi đó, lô gỗ và sản phẩm gỗ đó sẽ không được phép tiêu thụ”, ông Hà nói.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự đoán hiệp định VPA/FLEGT sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch thương mại gỗ giữa hai nước lên 2 tỉ đô la Mỹ/năm so với khoảng 700-800 triệu đô la Mỹ/năm như hiện nay. Theo thống kê, EU tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 90 tỉ đô la Mỹ/năm nên còn rất nhiều dư địa để Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.

Thuỳ Dung

LIEN ANH CORP

Vận tải đường biển

Vận tải hàng không

Dịch vụ khai hải quan

Gửi hàng nhanh

Dịch vụ ủy thác XNK

Vận tải nội địa

Tư vấn xuất nhập khẩu

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Du Lịch

Tuyển dụng

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

THỦ TỤC HẢI QUAN
0903 687 383

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - XUẤT NHẬP
0985 401 423

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
0903 687 383

CHỨNG NHẬN C/O - KIỂM DỊCH
0348 167 467

Email
truonglv@lienanhcorp.com

TOPSANPHAM

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

FACEBOOK LIEN ANH