Hàng trăm tấn hải sản mắc kẹt vì Trung Quốc “siết” thủ tục hải quan. Tại khu vực biên giới, đầu tháng 8.2019 đến nay vẫn còn hàng trăm tấn thủy sản "kẹt" lại tại khu vực cửa khẩu Móng Cái không thể thông quan do phía Trung Quốc siết chặt thủ tục hải quan, kiểm dịch.



Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về thủ tục, quy cách bao gói, nhãn mác…, nhiều lô hàng đã bị trả lại, ách tắc không thể thông quan từ đầu tháng 8.2019 đến nay tại khu vực cửa khẩu Móng Cái. Trong đó, tôm Khánh Hòa: Trên 129 tấn; mực, cá từ Vũng Tàu trên 34 tấn; cá chỉ vàng Tiền Giang gần 60 tấn; tép khô Phan Thiết 14 tấn…
Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, từ năm 2019 Trung Quốc siết chặt chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu vào quốc gia này. Trước đó, từ năm 2018 chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) đã chính thức khởi động mô hình logistics Blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản. Để triển khai mô hình Blockchain, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; quy cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm đối với hàng nhập khẩu vào Trung Quốc.
Do đó, các sản phẩm của Việt Nam chưa nhận được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản (sứa, cá biển…), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu.
Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá) đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do Nhà nước Việt Nam cấp.
Các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: Tên thương mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tăng cường quản lý về kiểm dịch, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ không cho phép khai báo hải quan, không phê duyệt kiểm dịch và không cho phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm không có trong danh mục chuẩn kiểm dịch của quốc gia này.
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện danh mục hàng thủy sản Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua lối mở/cặp chợ là 137 loại. Thủ tục cần để hàng thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua cặp chợ biên giới, gồm hai yêu cầu chính: Sản phẩm xuất khẩu phải là của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp và Chứng thư kiểm dịch của các Chi cục vùng trực thuộc Nafiqad.

Theo L.V
Lao động

LIEN ANH CORP

Vận tải đường biển

Vận tải hàng không

Dịch vụ khai hải quan

Gửi hàng nhanh

Dịch vụ ủy thác XNK

Vận tải nội địa

Tư vấn xuất nhập khẩu

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Du Lịch

Tuyển dụng

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

THỦ TỤC HẢI QUAN
0903 687 383

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - XUẤT NHẬP
0985 401 423

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
0903 687 383

CHỨNG NHẬN C/O - KIỂM DỊCH
0348 167 467

Email
truonglv@lienanhcorp.com

TOPSANPHAM

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

FACEBOOK LIEN ANH