Chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Quy trình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những quy trình cơ bản và cần thiết trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về quy trình này và nắm được các yếu tố cơ bản cần thiết để cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. 



I. Khái niệm và vai trò của giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

Khái niệm giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK (CO) là một tài liệu pháp lý quan trọng, xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá XNK. CO được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, thường là các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động XNK, để chứng minh rằng hàng hoá được xuất khẩu có nguồn gốc từ đất nước xuất xứ được đề cập trong CO.

Vai trò của giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

CO là tài liệu rất quan trọng trong quá trình thực hiện các giao dịch XNK. CO giúp các bên liên quan trong hoạt động XNK, bao gồm cả bên xuất khẩu, bên nhập khẩu và các cơ quan quản lý XNK, đảm bảo rằng hàng hoá được xuất khẩu có nguồn gốc từ đất nước xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu pháp lý, thuế và quy định về thương mại quốc tế.

II. Quy trình cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

Yêu cầu và định nghĩa nguồn gốc xuất xứ

Trước khi có thể cấp CO, người xuất khẩu cần phải xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá mình xuất khẩu. Nguồn gốc xuất xứ có thể được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm quốc gia sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, quá trình sản xuất, công nghiệp lắp ráp và các yếu tố khác. Sau khi xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, người xuất khẩu cần đáp ứng các yêu cầu định nghĩa nguồn gốc xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền.

Đăng ký và định danh

Người xuất khẩu cần đăng ký để được cấp CO. Quá trình đăng ký bao gồm các bước sau:

Xác định cơ quan có thẩm quyền cấp CO.

Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trong đơn đăng ký, bao gồm thông tin về hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ, cơ quan chứng nhận, bên xuất khẩu, bên nhập khẩu và các yêu cầu pháp lý khác.

Đăng ký và nộp đơn đăng ký cùng các tài liệu cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm tra và xác nhận nguồn gốc xuất xứ

Sau khi nhận được đơn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Quá trình kiểm tra bao gồm các bước sau:

Kiểm tra và đánh giá các tài liệu cung cấp bởi người xuất khẩu, bao gồm các giấy tờ, tài liệu về sản xuất, nguyên liệu, quy trình sản xuất, v.v.

Tiến hành kiểm tra thực tế, tại nơi sản xuất và lắp ráp, để đảm bảo rằng hàng hoá được sản xuất đúng quy trình và đáp ứng các yêu cầu định nghĩa nguồn gốc xuất xứ.

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

Nếu kết quả kiểm tra và xác nhận nguồn gốc xuất xứ đáp ứng các yêu cầu định nghĩa nguồn gốc xuất xứ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp CO cho người xuất khẩu. CO sẽ được cấp dựa trên mẫu chuẩn được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền. CO thường bao gồm các thông tin cơ bản về hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ, bên xuất khẩu và cơ quan chứng nhận.



III. Các yếu tố cơ bản cần để cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

Quá trình cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan có thẩm quyền. Các yếu tố cơ bản cần để cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK bao gồm:

Nguyên liệu và thành phần chính của sản phẩm

Các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá XNK thường đòi hỏi các nguyên liệu và thành phần chính của sản phẩm phải được sản xuất hoặc khai thác tại quốc gia xuất xứ hoặc được nhập khẩu hợp pháp và có nguồn gốc rõ ràng.

Quy trình sản xuất

Các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá XNK thường yêu cầu quy trình sản xuất phải được thực hiện tại quốc gia xuất xứ và tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.

Hóa đơn xuất khẩu

Hóa đơn xuất khẩu là một trong các chứng từ quan trọng để đánh giá nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá XNK. Hóa đơn xuất khẩu phải bao gồm các thông tin cơ bản về hàng hoá, giá trị hàng hoá, ngày xuất khẩu, người xuất khẩu, người nhập khẩu và các thông tin khác liên quan đến giao dịch xuất khẩu.

Chứng từ về xuất xứ hàng hoá

Các chứng từ về xuất xứ hàng hoá, bao gồm chứng từ kiểm định hàng hoá, giấy chứng nhận chất lượng, chứng từ xuất xứ và các tài liệu khác, cũng rất quan trọng trong quá trình cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK. Các chứng từ này cần được xác nhận và chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của người sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá XNK. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng,an toàn thực phẩm và môi trường, và phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và chứng nhận.

IV. Lợi ích của việc cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK

Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế

Việc có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận sẽ được các đối tác quốc tế tin tưởng và ưa chuộng hơn.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Việc có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK sẽ giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Điều này sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng và tăng độ tin cậy của thương hiệu.

Hỗ trợ trong các thương thảo thương mại quốc tế

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong các thương thảo thương mại quốc tế. Việc có chứng nhận này sẽ giúp cho các đối tác quốc tế tin tưởng và đánh giá cao khả năng cung cấp hàng hoá của nhà sản xuất.

Như vậy, quá trình cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Các yếu tố cơ bản cần để cấp chứng nhận gồm nguyên liệu và thành phần chính của sản phẩm, quy trình sản xuất, hóa đơn xuất khẩu, chứng từ về xuất xứ hàng hoá và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Việc có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá XNK sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và hỗ trợ trong các thương thảo thương mại quốc tế.


 Ngày 5/12, Cục Hải quan TPHCM chủ trì đối thoại với 4 doanh nghiệp về phản ánh và kiến nghị của những doanh nghiệp (DN) này đối với vận chuyển hàng quá cảnh. Tuy nhiên, chỉ có 1 DN đến dự họp và phản ánh nhiều vướng mắc về giấy phép của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; kiến nghị về kê khai, kiểm tra hải quan.


Chủ trì và thông tin với DN tại buổi đối thoại, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, thời gian qua, Cục Hải quan TP đã có nhiều giải pháp tạo thuận lợi thương mại cho DN, đặc biệt là tạo điều kiện cho DN trong giai đoạn khó khăn sau đại dịch Covid-19. Trong đó, quá cảnh hàng hóa là một trong những hoạt động quản lý nhà nước về hải quan được đơn vị đặc biệt quan tâm, chú trọng. Cục Hải quan TP luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh của các DN và luôn đồng hành cùng DN để giải quyết, khắc phục các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại địa bàn.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ tiếp vận Toàn Cầu (đại diện công ty duy nhất có mặt tham dự đối thoại) đã nêu những khó khăn vướng mắc mà DN đang gặp phải như tỷ lệ kiểm tra 100% gây nhiều khó khăn cho DN; kiến nghị cần giảm tỷ lệ kiểm tra, đánh giá, các giấy tờ quy định đối với hàng quá cảnh hiện nay đang làm mất cơ hội, ưu thế kinh doanh của DN. Cụ thể như Giấy kiểm dịch thực vật, giấy này DN không thể xin cấp phép từ Chi cục Thú y phía Nam mà phải xin từ Cục Bảo vệ thực vật tại Hà Nội, làm mất rất nhiều thời gian, chi phí của DN.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, việc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian qua là đúng quy định. Tuy nhiên, qua vụ việc này, Cục Hải quan TP nhận thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các DN kinh doanh dịch vụ quá cảnh với DN kinh doanh cảng và cơ quan hải quan cho nên đã xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa. DN kinh doanh dịch vụ quá cảnh chưa kịp thời trao đổi những khó khăn vướng mắc với Chi cục hải quan để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đại diện doanh nghiệp nêu kiến nghị với Cục Hải quan TP tại buổi đối thoại.Đại diện doanh nghiệp nêu kiến nghị với Cục Hải quan TP tại buổi đối thoại.

Thông tin với DN, đồng chí Nguyễn Hữu Nghiệp cho hay, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro và dựa vào các thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra để lựa chọn phần hàng hóa cần kiểm tra theo tỷ lệ. Hiện nay, việc xin giấy phép kiểm dịch đã có thể thực hiện đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, giấy phép vận chuyển hàng quá cảnh đối với hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Việt Nam do Phòng quản lý xuất nhập khẩu - Bộ Công thương đặt tại TPHCM cấp phép. Do vậy, DN cần chủ động thực hiện các thủ tục này trước khi thực hiện thủ tục hải quan, để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hải quan hàng quá cảnh.

Với phương châm “Cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan Hải quan là đối tác tin cậy, đồng hành cùng phát triển”, Cục Hải quan TP luôn lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của DN thông qua những buổi đối thoại, trao đổi thông tin. Từ đó mang lại kết quả tích cực, giúp định hướng DN đến sự tự giác tuân thủ pháp luật hải quan, kịp thời nắm bắt, tiếp thu các ý kiến DN liên quan đến chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn, kiến nghị lên các cấp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan về chính sách, thủ tục cho DN, nâng cao chất lượng dịch vụ công của cơ quan hải quan trong tiến trình cải cách và hội nhập.

Minh Hiệp


Chính sách thuế mới đáng chú ý từ tháng 11/2021 đến nay.  Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để hỗ trợ người nộp thuế vượt qua khó khăn, đồng thời hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, cũng như ban hành nhiều văn bản hướng dẫn mới để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Dưới đây là một số chính sách, thủ tục hành chính thuế mới được ban hành từ tháng 11/2021 đến nay.

Chính sách thuế hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 28/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Nghị định số 15 quy định:

Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định chi tiết tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.



Đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của kỳ tính thuế TNDN năm 2022.

Gia hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Nghị định số 32/2022/NĐ-CP ngày 21/5/2022 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Ngày 21/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 32 quy định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Theo đó, nghị định quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký 21/5/2022.

Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2022.

Nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, ngày 28/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 34 gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022.

Theo đó, thời gian áp dụng Nghị định số 34 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022 được áp dụng từ ngày 28/5/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 41 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định số 15 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Nghị định số 41 ban hành Mẫu số 01/TB-HĐSS thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123 năm 2020 của Chính phủ.

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 15 năm 2022 của Chính phủ về việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau để tạo thuận lợi cho cơ sở kinh doanh là người bán, hàng hóa, dịch vụ.

Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 ngày 6/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Ngày 6/7/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 20 thay thế cho Nghị quyết số 18 năm 2022 và Nghị quyết số 13 năm 2021 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Cụ thể: xăng, trừ etanol giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; dầu hỏa giữ mức thuế 300 đồng/lít (mức sàn trong khung thuế suất).

Nghị quyết số 20 năm 2022 có thời hạn áp dụng từ 11/7/2022 đến 31/12/2022.

Chính sách thuế mới từ tháng 11/2021 đến nay

Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 100 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40 được ban hành ngày 1/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:

Một, sửa đổi hướng dẫn đối với hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Hai, sửa đổi hướng dẫn đối với tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.

Ba là, Thông tư 100 năm 2021 của Bộ Tài chính bổ sung hướng dẫn về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.



Ảnh minh họa

Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ

Ngày 15/1/2022 Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ, theo đó:

Nghị định sửa đổi quy định về khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đối với ô tô pick-up chở hàng, xe tải VAN để thống nhất với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam. Mức thu áp dụng bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Đồng thời, để khuyến khích sản xuất phương tiện giao thông năng lượng sạch bảo vệ môi trường, Nghị định số 10 năm 2022 bổ sung quy định áp dụng mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô điện chạy bằng pin trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định số 10 năm 2022 có hiệu lực là 0% và trong 2 năm tiếp theo mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy bằng xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

Nghị định số 10 năm 2022 quy định các trường hợp tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định việc sử dụng dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ được ký số, cung cấp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thông tư số 13/2022/TT-BTC ngày 28/2/2022 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.

Ngày 28/02/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.

Theo đó, Thông tư số 13 năm 2022 của Bộ Tài chính bổ sung quy định giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà chung cư là giá không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu nhà chung cư và cách xác định giá tính lệ phí trước bạ khi trên hợp đồng mua bán nhà và trên hóa đơn mua bán nhà không tách riêng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Bổ sung quy định về cách xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà đất mà không tách riêng phần giá trị nhà và giá trị đất.

Bỏ quy định chủ tài sản kê khai lệ phí trước bạ phải xuất trình cho cơ quan thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe do công an cấp đăng ký trả khi kê khai nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy từ lần thứ 2 trở đi.

Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/ 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP

Ngày 29/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 49 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một điều theo Nghị định số 12 năm 2015, Nghị định số 100 năm 2016 và Nghị định số 146 năm 2017.

Theo đó, điểm mới của Nghị định số 49 năm 2022 bao gồm: Sửa đổi quy định về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; sửa đổi các trường hợp được hoàn thuế đối với dự án đầu tư mới; bổ sung quy định đối với trường hợp hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Nghị định 49/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 12/9/2022.

Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế

Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 91 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Nội dung mới tại Nghị định 91 năm 2022 bao gồm:

1. Bổ sung quy định trường hợp không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải khai thuế.

2. Quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý thuế.

3. Quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.

4. Bổ sung quy định đối với sản lượng than tiêu thụ nội địa thu mua từ các công ty sàng tuyển, chế biến than trong cùng Tập đoàn.

5. Bổ sung quy định trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn cưỡng chế.

6. Thời điểm tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức, nhận thưởng bằng chứng khoán.

7. Sửa đổi Thông báo ngừng sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-1/CC ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Thông tư số 67/2022/TT-BTC ngày 7/11/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, ngày 7/11/2022, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 67 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Theo đó, một số nội dung mới tại Thông tư gồm:

Hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong 2 năm (năm 2022 và năm 2023) để mua mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản đối với trường hợp tài sản cố định dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn rõ hơn việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN và có nhận điều chuyển Quỹ khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp khác.

Thông tư 67 có hiệu lực từ ngày 23/12/2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế TNDN năm 2022.

Nguồn : Theo Tổng cục Thuế

 Tổng cục Hải quan đang chủ trì việc sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng nhằm tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời tháo gỡ vướng mắc hiện hành sau một thời gian thực hiện. Ông Đào Duy Tám – Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đã có những chia sẻ về những cải cách, đổi mới trong việc sửa đổi này.

PV: Được biết, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Xin ông chia sẻ về việc xây dựng dự thảo này?



Ông Đào Duy Tám: Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều điều chỉnh liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; đến thủ tục hải quan, công tác kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Xuất phát từ những điều chỉnh đó, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và thay thế toàn bộ nội dung của Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 08. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan cũng được Bộ Tài chính giao chủ trì xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung tương ứng.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo và tổ chức xin ý kiến qua nhiều vòng tới đối tượng là các bộ, ngành, hải quan địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo dự kiến, dự thảo thông tư này sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định của một số thông tư đang có hiệu lực thi hành gồm: Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38; Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DN; Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72; Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,…

PV: Như ông vừa chia sẻ, dự thảo thông tư đã được xin ý kiến qua nhiều cấp có liên quan. Trong quá trình đó, những vấn đề nào được quan tâm nhiều nhất, thưa ông?

Ông Đào Duy Tám: Trong quá trình lấy ý kiến, các vấn đề được quan tâm, phản hồi nhiều nhất chính là các vấn đề DN gặp vướng mắc trong thực tế. Đơn cử như việc kiểm tra, xác định trị giá. Một số đơn vị phản ánh vướng mắc do việc tham vấn chưa thực hiện thống nhất dẫn đến tình trạng một mặt hàng bị tham vấn đi tham vấn lại nhiều lần, tăng số lượng công việc phát sinh đối với cơ quan hải quan.

Một vấn đề nữa nổi lên liên quan đến việc khai sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan do thực tế phát sinh các trường hợp sau khi hàng hóa được thông quan, đưa về kho của DN mới phát hiện thừa hoặc thiếu. Gặp vấn đề này, việc DN chứng minh được nguồn gốc hàng hóa thừa thiếu khá phức tạp.

Trong vấn đề quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, vướng mắc nằm ở việc nhiều DN gặp khó khăn trong quá trình theo dõi, xác định định mức, đặc biệt là các ngành hàng có số lượng mã nguyên liệu lớn như điện tử, may mặc,… Các DN có phần mềm theo dõi nhập, xuất, tồn nguyên liệu đưa vào sản xuất, nhưng chưa có hệ thống tự động tính toán được định mức trong quá trình sản xuất. Cơ quan hải quan cũng chỉ có định mức khi DN báo cáo quyết toán vào cuối năm tài chính chứ không có cơ sở dữ liệu để đối chiếu đánh giá rủi ro trong quá trình theo dõi hoạt động của DN.


Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và thay thế toàn bộ nội dung của Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 08. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan cũng được Bộ Tài chính giao chủ trì xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung tương ứng.

PV: Xin ông chia sẻ những điểm đổi mới, cải cách nổi bật được xây dựng trong dự thảo Thông tư?

Ông Đào Duy Tám: Tại dự thảo, chúng tôi quán triệt tinh thần phi giấy tờ, đặc biệt là các quy định liên quan đến bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác. Theo đó, chúng tôi đẩy mạnh việc sử dụng, trao đổi, kết nối chia sẻ thông tin, hồ sơ liên quan với các bộ, ngành, DN qua đó cắt giảm thủ tục hành chính. Ví dụ như việc chia sẻ thông tin khai báo chi tiết thông tin, số khung, số máy, chủng loại của phương tiện vận tải đường bộ (xe mô tô, xe ô tô) cho các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục đăng kiểm, đăng ký…góp phần bãi bỏ thủ tục xác nhận tờ khai nguồn gốc. Hay như việc đưa vào dự thảo nội dung khuyến khích các DN, có kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan thì sẽ không phải nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên phụ liệu bằng giấy nữa mà cơ quan hải quan sẽ trực tiếp sử dụng dữ liệu điện tử để kiểm tra.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp tục việc đẩy mạnh thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia; điện tử hóa các giao dịch, trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan; tiết giảm các giấy tờ DN phải nộp thông qua việc đưa lên hệ thống điện tử…

Những cải cách này sẽ góp phần cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người khai hải quan, giảm bớt thời gian, chi phí trong quá trình làm thủ tục.

PV: Xin cảm ơn ông!


Theo TBTCO

Tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tục hải quan có thuận lợi, minh bạch, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ông Đặng Vũ Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/ TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật Hải quan là những văn bản quan trọng đối với DN trong thực hiện thủ tục hải quan và đặc biệt sẽ tác động lớn đến hoạt động khai thuế hải quan. Các văn bản dự thảo nói trên sẽ tác động trực tiếp đến hàng chục triệu lô hàng xuất nhập khẩu hàng năm ở Việt Nam.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong giai đoạn vừa qua ngành Hải quan đã đi được những bước rất dài trong cải cách thủ tục hành chính. Đối với hai dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đang được hoàn thiện, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng thủ tục có thuận lợi hay không, minh bạch hay không, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng xây dựng văn bản. Sự tham gia của chính DN trong việc đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chính sách là bước rất quan trọng. Cũng đánh giá cao những nỗ lực cải cách của cơ quan hải quan, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong dự thảo các văn bản trên có nhiều điểm mới. Bà Nguyễn Minh Thảo đánh giá cao các vấn đề tình huống phát sinh liên quan đến dịch bệnh được Ban soạn thảo đưa vào dự thảo. Các vấn đề về trị giá, mã số, quá cảnh trong dự thảo cũng có nhiều điểm mới.


Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu Tinh Bột Sắn (TAPIOCA STARCH), sắn lát sang Trung Quốc. Việc đầu tiên để xuất khẩu Tinh Bột Sắn, Sắn lát sang Trung Quốc thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số theo lệnh 248,248 của TQ, nếu là DN thương mại thì mua hàng của nhà máy đã có mã GACC mới được thông quan tại TQ

1. Cơ sở pháp lý<br>

Các thông tư văn bản về xuất khẩu bột sắn sang Trung Quốc
Những mặt hàng là thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Bởi vậy, việc xuất nhập khẩu thực phẩm qua biên giới, cửa khẩu thường có những quy định khá chặt chẽ. Xuất khẩu bột sắn sang Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Bạn cần nắm được từng đầu mục cụ thể của các thông tư, văn bản có liên quan đến loại hàng hóa là thực phẩm khi xuất khẩu qua Trung Quốc.
Điều 9, điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hồ sơ và trình tự kiểm dịch thực vật xuất khẩu. Do đó nếu đối tác Trung Quốc yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo thông tư này.
Chương 2, Quyết định 10/2010/QĐ-TTg hướng dẫn làm giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu. Giấy này hải quan không yêu cầu. Tuy nhiên nếu đối tác Trung Quốc yêu cầu giấy CFS thì doanh nghiệp có thể làm theo hướng dẫn theo quyết định này.
Khoản 1, điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
2. Quy định về thuế xuất khẩu và HS code
Mã HS code
Tham khảo Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2021, mã HS code của mặt hàng bột sắn là 11081400. Thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%, thuế VAT là 10%.
. Thủ tục xuất khẩu bột sắn sang Trung Quốc
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Hóa đơn thương mại
Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Tờ khai hải quan
Các loại chứng từ khác do cơ quan hải quan yêu cầu (nếu có)
Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Đây là giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu bột sắn sang Trung Quốc. Giấy CFS có mục đích chứng nhận hàng hóa ghi trong đó được phép lưu hành tự do ở Việt Nam. Giấy này được cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu khi có yêu cầu từ nước đơn vị nhập khẩu của Trung Quốc. Giấy chứng nhận CFS là một trong những điều kiện cần thiết để sản phẩm bột sắn được thông quan khi xuất khẩu.
Quy trình, hồ sơ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bạn có thể tham khảo chương II, Quyết định 10/2010/QĐ-TTg.

Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan là giấy tờ quan trọng nhất trong thủ tục xuất khẩu bột sắn sang Trung Quốc. Nếu không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan thì hàng hóa không thể thông quan. Để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu cần căn cứ vào khoản 5, điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm một số loại giấy tờ sau:

Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ

Mặc dù sản lượng xuất khẩu bột sắn dây của Việt Nam sang Trung Quốc khá lớn. Nhu cầu dùng bột sắn dây của thị trường này cũng rất cao. Tuy nhiên cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đang tăng sản lượng nhập khẩu bột sắn từ Thái Lan. Vì thế để tăng sức mạnh cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tăng chất lượng hàng hóa mà còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện từ đối tác Trung Quốc.

Ngoài chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do CFS, thương nhân xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ bên nhập khẩu của Trung Quốc cần thêm những chứng từ gì để được thông quan khi nhập khẩu. Các loại chứng từ doanh nghiệp có thể cần phải chuẩn bị thêm đó là:

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: Giấy này được cấp bởi Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích của giấy này là xác nhận mặt hàng bột sắn không có mầm bệnh và các mối nguy hiểm lây lan giữa Việt Nam và nước bạn. Đồng thời xác nhận hàng hóa phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật của phía Trung Quốc.
Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: Doanh nghiệp xuất khẩu bột sắn của Việt Nam có thể phải xin cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan có thẩm quyền cho mặt hàng bột sắn. Theo đó, thực phẩm muốn xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo các chỉ tiêu về ATVSTP theo quy định.
Đặc biệt lưu ý Hồ sơ nhập khẩu vào Trung Quốc yêu cầu (nếu không chuẩn bị đầy đủ thì hàng sẽ không được thông quan vào trung Quốc và sẽ bị quay đầu về VN phát sinh rất nhiều chi phí thiệt hại rất lớn cho DN):

1. Hóa đơn thương mại do bên bán phát hành 1 bản chính và 3 bản sao
2. Danh sách đóng gói do bên bán cung cấp 1 bản gốc và 3 bản sao
3. Giấy kiểm định chất lượng sản phẩm vinacontrol cấp 1 bản gốc và 3 bản sao
4. Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: một bản chính và 3 bản sao
5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Việt Nam cấp. 1 bản gốc và 3 bản sao
6. Bên bán phải cung cấp nhãn tiếng Anh-Trung có chứa số doanh nghiệp “nhập khẩu Trung Quốc” đã đăng ký. (mã GACC bắt đầu bằng CVNM…)
7. Giấy chứng nhận sản phẩm không biến đổi gen do nhà máy của bên bán cấp 1 Bản chính 3 Bản sao
8. Ngày sản xuất Giấy chứng nhận do nhà máy của bên bán cấp 1 Bản chính 3 Bản sao
9. Các yếu tố khai báo do nhà máy của bên bán cấp 1 Bản chính 3 Bản sao.
10. Giấy chứng nhận sản phẩm không chứa virus Covid-19 do nhà sản xuất cấp. 1 bản gốc và 3 bản sao
11. Vận đơn một bản gốc và 3 bản sao.

Theo Cẩm Nang XNK
Hướng dẫn xác minh chữ ký trên C/O mẫu ETổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố trong việc xác minh chữ ký trên C/O mẫu E.




Đối với các trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu chữ ký trên C/O có sai khác nhỏ so với chữ ký mẫu đã được Tổng cục Hải quan thông báo và qua tra cứu trên trang web http://origin.customs.gov.vn hoặc http://check.ccpiteco.net nếu các thông tin trên trang web bao gồm: người xuất khẩu, đích đến, số hóa đơn, cơ quan cấp, mã số HS, ngày cấp… phù hợp với thông tin trên C/O, cục hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào thực tế hồ sơ của lô hàng nhập khẩu để xem xét chấp nhận C/O mẫu E.
Đối với các trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu chữ ký trên C/O mẫu E không có trong danh sách mẫu dấu chữ ký đã được Tổng cục Hải quan thông báo và qua tra cứu trên trang web http://origin.customs.gov.vn hoặc http://check.ccpiteco.net nếu các thông tin trên trang web bao gồm: người xuất khẩu, đích đến, số hóa đơn, cơ quan cấp, mã số HS, ngày cấp… phù hợp với các thông tin trên C/O, cục hải quan các tỉnh thành phố gửi về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để tiến hành xác minh.
Đối với các trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu chữ ký trên C/O mẫu E không có trong danh sách mẫu dấu chữ ký đã được Tổng cục Hải quan thông báo và qua tra cứu trên trang web http://origin.customs.gov.vn hoặc http://check.ccpiteco.net không có thông tin về C/O, cục hải quan các tỉnh thành phố thực hiện từ chối theo quy định.
Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan căn cứ vào quá trình theo dõi việc xác minh chữ ký trên C/O mẫu E thời gian qua và căn cứ vào quy định tại tiết c, Khoản 6, Điều 15 Thông tư 38/2020/TT-BTC ngày 20/4/2020.
N.Linh
Bộ Tài chính đã ban hành 7 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực hải quan, trong đó có 4 TTHC cấp chi cục hải quan và 3 TTHC do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp.


Cụ thể, tại Quyết định 1032/QĐ-BTC, Bộ Tài chính công bố 7 TTHC mới trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Theo đó, có 3 TTHC do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp, gồm: Thủ tục cấp sổ tạm quản hàng hóa (ATA), thủ tục cấp sổ ATA thay thế, thủ tục hoàn trả sổ ATA.
4 TTHC cấp chi cục hải quan, gồm: Thủ tục hai quan  tạm xuất đối với hàng hóa tạm quản; thủ tục tái xuất đối với hàng hóa tạm quản; thủ tục tạm nhập đối với hàng hóa tạm quản; thủ tục tái xuất đối với hàng hóa tạm quản.
Bộ Tài chính hướng dẫn, trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, VCCI thực hiện cấp sổ ATA trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của chủ sổ ATA.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, hoặc kết quả kiểm tra hàng hóa không phù hợp, chậm nhất 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc kết thúc việc kiểm tra thực tế hàng hóa, VCCI có văn bản yêu cầu chủ sổ làm rõ hoặc cung cấp bổ sung thông tin, chứng từ theo quy định. Phí cấp sổ ATA theo quy định của Bộ Tài chính.
Sổ ATA được cấp để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để tham gia các sự kiện: Triển lãm, hội chợ, trình diễn, trưng bày về thương mại, công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, thủ công, từ thiện, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo và du lịch, hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc họp chính thức và các buổi tưởng niệm…
Bộ Tài chính cũng lưu ý, các sự kiện nêu trên không áp dụng cho trường hợp cá nhân tạm quản hàng hóa để bán cho nước ngoài.


Đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN. Thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D cho các doanh nghiệp (DN) để tạo thuận lợi trong xuất khẩu. Theo đó, các thủ tục xuất khẩu của DN vào khối ASEAN đơn giản và nhanh hơn.

Trong gần 6 tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã cấp 2.600 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D cho các DN với trị giá hàng xuất khẩu 136 triệu USD. Hiện nay, Bộ Công thương cho triển khai nhanh cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D điện tử để giảm chi phí, thời gian cho các DN.


* Giảm bớt thủ tục xuất khẩu

Từ cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực, giao thương hàng hóa của 10 nước trong khối thuận lợi hơn. Các quốc gia thuộc ASEAN cũng đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong khối để tận dụng ưu đãi về thuế quan, thủ tục nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình làm ra. Các nước thuộc ASEAN cũng từng bước thực hiện các cam kết tạo thành một khối thống nhất cho hàng hóa, vốn, lao động tự do luân chuyển. Đồng thời, đẩy mạnh một cửa quốc gia và tiến đến là một cửa ASEAN.

Bà Đinh Thị Bích Vân, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty Hualon Corporation Việt Nam ở KCN Nhơn Trạch 2 (H.Nhơn Trạch) chia sẻ:  “Công ty xuất khẩu rất nhiều mặt hàng vải, sợi vào các nước trong ASEAN nên khi đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D và được Ban Quản lý các KCN Đồng Nai hỗ trợ để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm đơn giản hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt, DN giảm được nhiều công đi lại và thời gian xuất hàng hóa rút ngắn, bớt được các chi phí khác phát sinh”.

Tương tự, nhiều DN khác trong các KCN của tỉnh khi có sản phẩm xuất vào ASEAN cũng được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mục tiêu của tỉnh là nhằm từng bước đơn giản hóa mọi thủ tục cho DN hoạt động hiệu quả và tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút DN mới và DN đang hoạt động tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Theo Trưởng ban Quản lý các KCN Đồng Nai Cao Tiến Sỹ, Ban Quản lý từng bước đơn giản các thủ tục hành chính cho DN trong các KCN để giảm chi phí, thời gian, giúp  họ hoạt động tốt hơn. Trong đó, có nhiều thủ tục DN có thể kê khai qua mạng.

* Cấp mẫu xuất xứ hàng hóa điện tử

Từ đầu tháng 1-2020, Bộ Công thương đã triển khai cấp giấy chứng nhận hàng hóa ASEAN mẫu D điện tử cho những sản phẩm vào Thái Lan, Campuchia, Brunei, Singapore, Indonesia và Malaysia. Đây được xem là một bước tiến mới trong hội nhập sâu với các nước trong khối để tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN xuất khẩu.

Mới đây, trong hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các tỉnh, thành trên cả nước để gỡ khó cho nền kinh tế sau dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho hay: “Việt Nam là nước đi đầu thế giới trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định thương mại được ký kết sẽ giúp DN mở rộng được thị trường xuất khẩu, tăng cạnh tranh do hưởng các ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó, Bộ Công thương đẩy mạnh việc đơn giản các thủ tục xuất nhập khẩu, từng bước thực hiện kê khai qua mạng, cấp giấy chứng nhận hàng hóa điện tử”.

Cũng theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, các địa phương đang triển khai cấp giấy chứng nhận hàng hóa điện tử vào các nước ASEAN, điều này tạo ra cách làm việc mới, DN không cần đến tận Ban Quản lý các KCN hoặc hải quan để kê khai. Như vậy sẽ tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn.

Theo Bộ Công thương, trong 5 năm trở lại đây, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa vào các nước ASEAN tăng gấp gần 3 lần. Cụ thể năm 2013, cả nước có khoảng 66 ngàn bộ thì năm 2019 đã tăng lên 180 ngàn bộ.

Tại Đồng Nai việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D được đẩy mạnh để cải tạo và nâng điểm cho môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh cho biết: “Từ lâu Đồng Nai đã có chính sách đồng hành với DN để mọi khó khăn, vướng mắc của DN được kịp thời tháo gỡ giúp họ hoạt động hiệu quả. Tỉnh rất chú ý đến việc đơn giản thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để DN kê khai qua mạng, giảm chi phí, thời gian cho DN”.

Hiện nay, ngành hải quan, thuế, kế hoạch - đầu tư cũng triển khai công tác đăng ký thành lập DN, kê khai thuế, làm thủ tục xuất nhập khẩu qua mạng giúp DN giảm được nhiều chi phí và thời gian.

 Khánh Minh


LIEN ANH CORP

Vận tải đường biển

Vận tải hàng không

Dịch vụ khai hải quan

Gửi hàng nhanh

Dịch vụ ủy thác XNK

Vận tải nội địa

Tư vấn xuất nhập khẩu

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Du Lịch

Tuyển dụng

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

THỦ TỤC HẢI QUAN
0903 687 383

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - XUẤT NHẬP
0985 401 423

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
0903 687 383

CHỨNG NHẬN C/O - KIỂM DỊCH
0348 167 467

Email
info@lienanhcorp.com

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

FACEBOOK LIEN ANH

THUÊ XE PHÚ KHANG