Sau đây là một số những khái quát nhận định cũng như những lưu ý khi xuát khẩu hàng nông sản vào thị trường châu âu.
Cơ hội xuất khẩu hàng nông sản vào Châu SÂu còn bỏ ngỏ
Các chuyên gia nhận định năm 2014 là thời điểm thích hợp để Việt Nam tăng cường xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu. Vì ở thị trường này, so với các mặt hàng không phải nhu yếu phẩm, nông sản thực phẩm thường có mức tiêu thụ ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công.
Hơn nữa, nông sản nước ta xuất khẩu sang EU đang có lợi thế về mức ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… EU với hơn 500 triệu dân hiện là một trung tâm thương mại lớn của thế giới. Các nước EU áp dụng một chính sách thuế nhập khẩu chung cho cả 28 thành viên. Vì vậy, khi đã quen với chính sách xuất khẩu của một nước bất kỳ thuộc EU, chúng ta dễ dàng mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác trong cùng liên minh này.
Theo một đại diện của Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước phát triển (CBI-Hà Lan), EU có mức tiêu thụ mật ong trên đầu người cao nhất thế giới và họ thích mật ong màu nhạt hơn nâu đậm. Tiếc thay, Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 30.000-35.000 tấn/năm nhưng chúng ta lại không có mặt trong danh sách các nước cung cấp mật ong lớn nhất của EU.
Khó khăn trong xuất khẩu mật ong của chúng ta là chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về giám sát an toàn cũng như kiểm soát dư lượng các chất, nhất là chất carbenzami. Việt Nam chỉ mới được phép nhập khẩu mật ong trở lại vào EU từ tháng 3-2013 sau 2 lần bị nhắc nhở vào năm 2003 và 2005 và bị cấm nhập khẩu từ năm 2007. Châu Âu cũng là thị trường truyền thống và lớn nhất của cà phê Việt Nam với gần 40% thị phần và trị giá 800.000USD/năm và chủ yếu là cà phê nhân.
Lưu ý, hiện nay việc tiêu thụ cà phê ở nhiều nước thuộc khối EU đã bão hòa nên nhu cầu nhập khẩu không nhiều như trước, yêu cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao và sản xuất bền vững ngày càng gay gắt hơn.
Chè là một trong những mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu chưa phù hợp với năng lực sản xuất trong nước. Cả nước hiện có trên 450 cơ sở chế biến chè, năng lực 1,5 triệu tấn/năm và đặc biệt giá chè của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới (khoảng 1.041USD/tấn), nhưng lượng xuất khẩu chè vào EU chỉ đạt 2% tổng nhu cầu của thị trường này.
Các DN kinh doanh chè sang EU vẫn chưa có sự đồng thuận và liên kết chặt chẽ nên hay bị các đối tác nhập khẩu ép giá. Thị trường hạt điều EU phát triển ổn định trong vòng 10 năm qua và đây là một thị trường nhập khẩu liên tục của nước ta.
Năm ngoái, thị trường EU tiêu thụ 73.000 tấn với tổng giá trị lên đến 453 triệu EUR. Tuy nhiên, hiện có một số nước EU đang phản ứng mạnh với việc tăng giá hạt điều trong những năm gần đây. EU đã cảnh báo về việc người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng các loại hạt khác thay thế cho hạt điều.
Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Châu Âu
Các mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về truy nguyên và an toàn thực phẩm. Mới đây, EU còn đưa ra các tiêu chuẩn mới và nghiêm ngặt hơn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang EU gồm: Hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (HACCP), Hệ thống quản lý chất lượng mới (ISO22000) và quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép.
Nông sản, thực phẩm nào có sự tồn dư lượng kháng sinh dù rất nhỏ cũng không được chấp nhận ở EU. Trong khi đó, gần 40% mẫu rau xuất khẩu của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 28,5% vượt quá hàm lượng nitrat, 100% vượt ngưỡng coliform, 46,8% quá mức E.coli cho phép (theo kết quả phân tích của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn vừa công bố mới đây). Việc nông dân sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật khiến nông sản của chúng ta bị một thị trường khó tính như EU trả lại là điều dễ hiểu.


Ngoài yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, EU còn có rất nhiều quy định về nhập khẩu hàng hóa như: cấm nhập khẩu với các loại hàng hóa độc hại, mất an ninh, cấp giấy phép nhập khẩu áp dụng với một số hàng hóa như ngũ cốc, hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép hạn ngạch, luật chống bán phá giá, giấy chứng nhận kiểm dịch, nhất là đối với hoa quả tươi.
Một yêu cầu quan trọng khi muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU mà DN Việt Nam ít chú ý là trách nhiệm của DN đối với xã hội và môi trường, uy tín của thương hiệu và thương hiệu của quốc gia. Vấn đề trách nhiệm xã hội của DN cần thực hiện sớm như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, sử dụng năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước, cứu trợ thiên tai, xây dựng trường học… và nhất là các chuẩn mực áp dụng với nhân viên và đối tác kinh doanh trong nước lẫn nước ngoài.
Với những DN mới bắt đầu giao thương vào thị trường EU, việc tìm kiếm cho mình các nhà môi giới và các đại lý tại các nước châu Âu là điều cần thiết để tiện cho việc trao đổi mua bán và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Một khuyến cáo đáng lưu ý khác là các DN Việt Nam nên tiếp tục sử dụng USD làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình để tránh nguy cơ mất giá của đồng EUR.

LIEN ANH CORP

Vận tải đường biển

Vận tải hàng không

Dịch vụ khai hải quan

Gửi hàng nhanh

Dịch vụ ủy thác XNK

Vận tải nội địa

Tư vấn xuất nhập khẩu

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Du Lịch

Tuyển dụng

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

THỦ TỤC HẢI QUAN
0903 687 383

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - XUẤT NHẬP
0985 401 423

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
0903 687 383

CHỨNG NHẬN C/O - KIỂM DỊCH
0348 167 467

Email
truonglv@lienanhcorp.com

TOPSANPHAM

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

FACEBOOK LIEN ANH