Nhiều bất cập về thủ tục hải quan, quản lý kiểm tra chuyên ngành. Ngày 11/6, Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh CIEM cho biết, một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt của các Nghị quyết 19 là vấn đề thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm cải thiện chỉ số Thương mại qua biên giới của Việt Nam.
Với quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Với quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Cụ thể, năm 2017 chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế), chỉ số môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ 82 lên 68/190 nền kinh tế) chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc… đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được cho tới nay.
Cùng quan điểm, ông Phạm Thanh Bình, Chuyên gia dự án GIG phân tích, qua việc thực hiện các Nghị quyết 19, nhiều vấn đề được giao cho các Bộ, ngành đã có sự chuyển biến tích cực. Điển hình như mục tiêu giảm thời gian thông quan hàng hóa còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu và 90 giờ với hàng nhập khẩu cơ bản đạt được, trừ thời gian thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật.
Hệ thống Hải quan điện tử đã cơ bản hoàn thành và vận hành hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Thủ tục xét miễn thuế đã được bãi bỏ, thủ tục xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đã được điện tử hóa.
Hệ thống Hải quan điện tử đã cơ bản hoàn thành và vận hành hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Thủ tục xét miễn thuế đã được bãi bỏ, thủ tục xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đã được điện tử hóa.
Tuy nhiên, theo ông Bình, thủ tục Hải quan và quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện. Cụ thể, việc vận hành cơ chế hải quan một cửa quốc gia, kết nối Tổng cục Hải quan với các Bộ ngành chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng; trong đó, số thủ tục thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia còn rất nhỏ so với tổng số các thủ tục mà doanh nghiệp đang phải thực hiện. Đa số các cơ quan, đơn vị đều mới áp dụng điện tử một phần, vừa thực hiện thủ tục điện tử, vừa yêu cầu phải nộp hồ sơ giấy.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại điểm kiểm tra tập trung ở các cửa khẩu cũng không giải quyết được vấn đề rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, do thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn phải thực hiện ở các đơn vị chuyên môn. Những vướng mắc về xác định, tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn chưa được giải quyết.
Đánh giá việc cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cho rằng, bên cạnh những thay đổi tích cực như áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trên nguyên tắc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp với lĩnh vực an toàn thực phẩm, vẫn còn rất nhiều quy định vô lý cần được điều chỉnh và xóa bỏ.
Ông Vũ Quốc Tuấn, Đại diện Tiểu ban thực phẩm Dinh dưỡng của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) nêu vấn đề, theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, thì các sản phẩm chế biến từ sữa thuộc diện phải kiểm dịch động vật.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm từ sữa cho rằng, quy định này là quá rộng và không cần thiết đối với các sản phẩm sữa đã qua chế biến, gia nhiệt vì không còn khả năng gây ra dịch bệnh. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị, các cơ quan quản lý chỉ kiểm dịch động vật đối với sản phẩm sữa tươi hoặc sơ chế để rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm từ sữa cho rằng, quy định này là quá rộng và không cần thiết đối với các sản phẩm sữa đã qua chế biến, gia nhiệt vì không còn khả năng gây ra dịch bệnh. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị, các cơ quan quản lý chỉ kiểm dịch động vật đối với sản phẩm sữa tươi hoặc sơ chế để rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý.
Một bất cập khác được doanh nghiệp đề cập là thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Theo đó, quy định thời gian cấp giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm xuất khẩu là 2 tuần, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp phải mất từ 3 - 4 tuần mới xin được giấy chứng nhận này. Thêm vào đó, mỗi giấy chứng nhận y tế chỉ được sử dụng cho từng lô hàng cụ thể, điều này làm mất rất nhiều thời gian và phát sinh hàng tỷ đồng chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp mỗi năm.
Theo đó, quy định thời gian cấp giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm xuất khẩu là 2 tuần, tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp phải mất từ 3 - 4 tuần mới xin được giấy chứng nhận này. Thêm vào đó, mỗi giấy chứng nhận y tế chỉ được sử dụng cho từng lô hàng cụ thể, điều này làm mất rất nhiều thời gian và phát sinh hàng tỷ đồng chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp mỗi năm.
Các doanh nghiệp đề xuất, Bộ Y tế có sự điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Cụ thể, đối với các lô hàng hóa của cùng một nhà máy, cùng một chủng loại chỉ phải kiểm nghiệm để cấp chứng nhận một lần. Giấy chứng nhận y tế cũng có thể được cấp cho nhiều lô hàng khác nhau theo yêu cầu của nước nhập khẩu dựa trên một phiếu kiểm nghiệm chung. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí kiểm nghiệm không cần thiết và đẩy nhanh quy trình xuất khẩu hàng hóa.
Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cần tạo sự chuyển đổi mãnh mẽ về cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn liền với nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá đúng mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức.
Theo đó, phải xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan. Đồng thời phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hàng hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống một cửa quốc gia, đảm bảo kết nối thông tin thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đơn vị kiểm tra chuyên ngành và các đơn vị liên quan.
Thêm vào đó, cần thống nhất cách hiểu và thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành giữa các cấp, các địa phương và từng cá nhân thực thi, đảm bảo công bằng và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển./.
BNEWS.VN